Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 19 - Chủ đề nhánh 2: Ngôi nhà gia đình ở - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hồng Quý - Trường Mầm non Hoa Phượng

1. Kiến thức:

- Trẻ biết đặc điểm cấu tạo cũng như chất liệu, công dụng của các kiểu nhà.

- Trẻ thuộc thơ, hiểu được nội dung câu chuyện: Ngôi nhà tránh rét

- Biết vẽ ngôi nhà.

- Trẻ biết trườn theo hướng thẳng.

- So sánh được chiều rộng của 2 đối tượng

- Trẻ thuộc bài hát và biết cách vỗ tay theo TTC đệm theo bài hát “ Nhà của tôi ”

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích và ngôn ngữ cho trẻ.

- Rèn kỹ năng phối hợp chân tay nhịp nhàng khi trườn.

- Rèn kỹ năng phối hợp các nét vẽ thẳng, cong tròn, tô màu và bố cục tranh hợp lý để vẽ người thân trong gia đình.

- Rèn kỹ năng nhanh nhạy khi chơi trò chơi. 

- Rèn kỹ năng đọc thơ, hát vỗ tay theo TTC diễn cảm.

- Tham gia các trò chơi: Đóng vai bố mẹ, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian: Chồng nụ chồng hoa, rồng rắn lên mây, chơi chuyền.

- Rèn một số kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

- Rèn một số kỹ năng lao động đơn giản: Dọn đồ dùng đồ chơi, bưng bàn ghế.

3. Thái độ:

- Biết giữ gìn, bảo vệ ngôi nhà của mình.

- Biết sắp xếp các đồ dùng trong gia đình gọn gàng sạch sẽ.

 

doc 13 trang Hồng Thịnh 16/02/2023 6340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 19 - Chủ đề nhánh 2: Ngôi nhà gia đình ở - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hồng Quý - Trường Mầm non Hoa Phượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_tuan_19_chu_de_nhanh_2_ngoi_nha_gia.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 19 - Chủ đề nhánh 2: Ngôi nhà gia đình ở - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hồng Quý - Trường Mầm non Hoa Phượng

  1. Tuần: 19 CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: NGÔI NHÀ GIA ĐÌNH Ở Từ ngày 01/11 đến 05/11/2021 MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trẻ biết đặc điểm cấu tạo cũng như chất liệu, công dụng của các kiểu nhà. - Trẻ thuộc thơ, hiểu được nội dung câu chuyện: Ngôi nhà tránh rét - Biết vẽ ngôi nhà. - Trẻ biết trườn theo hướng thẳng. - So sánh được chiều rộng của 2 đối tượng - Trẻ thuộc bài hát và biết cách vỗ tay theo TTC đệm theo bài hát “ Nhà của tôi ” 2. Kỹ năng: - Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích và ngôn ngữ cho trẻ. - Rèn kỹ năng phối hợp chân tay nhịp nhàng khi trườn. - Rèn kỹ năng phối hợp các nét vẽ thẳng, cong tròn, tô màu và bố cục tranh hợp lý để vẽ người thân trong gia đình. - Rèn kỹ năng nhanh nhạy khi chơi trò chơi. - Rèn kỹ năng đọc thơ, hát vỗ tay theo TTC diễn cảm. - Tham gia các trò chơi: Đóng vai bố mẹ, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian: Chồng nụ chồng hoa, rồng rắn lên mây, chơi chuyền. - Rèn một số kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. - Rèn một số kỹ năng lao động đơn giản: Dọn đồ dùng đồ chơi, bưng bàn ghế. 3. Thái độ: - Biết giữ gìn, bảo vệ ngôi nhà của mình. - Biết sắp xếp các đồ dùng trong gia đình gọn gàng sạch sẽ. CHUẨN BỊ * Đồ dùng của cô: - PP các kiểu nhà. - Đàn có các bài hát: Nhà của tôi, ru em. - Tranh mẫu tạo hình vẽ ngôi nhà. - PP minh họa nội dung câu chuyện: Ngôi nhà tránh rét * Đồ dùng của trẻ: - Đồ chơi ở góc phân vai: soong, bát, thìa, rau củ quả - Đồ chơi ở góc xây dựng: Xích đu, hoa, gạch, đồ chơi lắp ghép - Đồ chơi ở góc học tập, thư viện: Hột hạt, họa báo, tranh ảnh về các kiểu nhà. - Đồ chơi ở góc NT: Giấy màu, hồ dán, màu sáp, màu nước, nhạc cụ, cát màu, len. - Lô tô chữ cái, sách, chuyện tranh về chủ đề gia đình. * Huy động phụ huynh: - Phụ huynh hỗ trợ sách báo cũ, các loại hạt.
  2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 2 ngày 01 tháng 11 năm 2021 HOẠT ĐỘNG HỌC : THỂ DỤC . Trườn theo hướng thẳng 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nắm được kỹ thuật động tác trườn theo hướng thẳng, khi trườn mắt nhìn thẳng về trước phối hợp chân nọ tay kia để trườn người lên phía trước. - Rèn kỹ năng phối hợp chân tay nhịp nhàng. - Giáo dục ý thức tổ chức kỹ luật. 2. Chuẩn bị: - Lớp học sạch sẻ gọn gàng. 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Luyện các kiểu đi chạy - Đi chạy kết hợp các kiểu 2 vòng ( Đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường ) Hoạt động 2: Bé cùng tập thể dục - Đội hình 3 hàng ngang đứng so le. - Tay: Tay đưa ngang lên cao. (3Lx4N) - Chân: Bước 1 chân ra trước khụy gối (2Lx4N) - Bụng: Nghiêng người sang 2 bên (3Lx4N) - Bật nhảy: Bật tách chân, khép chân (2Lx4N) Hoạt động 3: Trườn theo hướng thẳng. - Đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau. x x x x x x x x x x x x Trườn sấp x x x x x x x x x x x x - Hỏi trẻ đã ai biết vận động này thực hiện như thế nào? - Cô gọi 1 trẻ lên làm mẫu: + Lần 1 làm mẫu toàn phần. + Lần 2 kết hợp giải thích: Tư thế chuẩn bị nằm sấp trước vạch mức, nghe hiệu lệnh thì trườn sấp khi trườn mắt nhìn thẳng về phía trước phối hợp chân nọ tay kia nhịp nhàng. Đến đích đi về cuối hàng đứng. - Cho 2 trẻ lên thực hiện lại cho cả lớp xem. - Cho trẻ thực hiện 2-3 lần ( Cô chú ý sửa sai). - Hỏi lại trẻ tên vận động và cách thực hiện như thế nào? Hoạt động 4: Trò chơi kéo cưa lừa xẻ. - Cho trẻ nhắc lại cách chơi. - Cách chơi: Hai bạn hoặc hai nhóm đứng quay mặt lại với nhau vừa hát vừa làm động tác kéo cưa kết hợp nhún chân. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. Hoạt động 5: Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng. - Nhận xét tuyên dương giờ hoạt động
  3. ĐÁNH GIÁ: Thứ 3 ngày 02 tháng 11 năm 2021 HOẠT ĐỘNG HỌC : Các kiểu nhà. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết các kiểu nhà, tên gọi và chức năng các công trình tối thiểu trong gia đình. - Rèn kỹ năng quan sát, nói mạch lạc, chơi trò chơi. - Giáo dục trẻ giữ gìn ngôi nhà sạch đẹp, biết sắp xếp đồ dùng gọn gàng. Ý thức học tập. 2. Chuẩn bị: - PP các kiểu nhà. Tranh chơi trò chơi, thẻ số. - Đàn có bài hát: Nhà của tôi. 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Cho trẻ hát: Nhà của tôi. - Trò chuyện về ngôi nhà của bé. - Giáo dục trẻ giữ gìn ngôi nhà sạch đẹp, biết sắp xếp đồ dùng gọn gàng. Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu nhà. - Cho trẻ ngồi thành 3 vòng tròn quan sát, thảo luận nhóm về các kiểu nhà, các phòng ( Công trình ). Cô đến từng nhóm gọi hỏi trẻ về tên gọi, nguyên liệu và công dụng của các phòng. + Nhóm 1: QS nhà 1 tầng, 2 tầng. + Nhóm 2: QS nhà tranh, nhà sàn. + Nhóm 3: QS các phòng trong ngôi nhà. - Cho trẻ về chổ ngồi. - Hàng ngày bé và người thân sinh sống ở đâu? - Nhà có tác dụng che chở bảo vệ con người như thế nào?( Che mưa, gió, nắng ) - Nếu không có nhà thì chúng ta gặp khó khăn gì?( Cuộc sống khó khăn, ảnh hưởng tới sức khỏe) - Nhà các con ở có đặc điểm như thế nào? Làm bằng nguyên liệu gì? - Để con người sống, sinh hoạt thuận tiện nhà các con có những phòng nào? Các phòng đố dùng để làm gì? - Các cháu làm gì để giữ ngôi nhà của mình luôn sạch đẹp? - Cho trẻ đọc thơ: Em yêu nhà em. - Giới thiệu cho trẻ biết thêm về nhà sàn, nhà tranh. Hoạt động 3: Luyện tập. - Chơi về đúng nhà: Vừa đi vừa hát nghe rung xắc xô thì chạy về đúng nhà có thẻ số tương ứng với thẻ số cầm ở tay. + Cho trẻ chơi 2- 3 lần và kiểm tra kết quả chơi. - Hoạt động nhóm: Nhóm 1: Xé dán ngôi nhà. Nhóm 2: Tô màu ngôi nhà. Nhóm 3: Vẽ ngôi nhà. - Kết thúc nhận xét tiết học. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát nhà 1 tầng.
  4. - Cho trẻ thực hiện. Cô quan sát và hướng dẫn thêm cho trẻ. ĐÁNH GIÁ: Thứ 4 ngày 03 tháng 11 năm 2021 HOẠT ĐỘNG HỌC: Văn Học Chuyện “ Ngôi nhà tránh rét ” 1. Mục đích yêu cầu: -Trẻ nhớ tên câu chuyện và hiểu nội dung câu chuyện trong cuộc sống biết yêu lao động làm ra sản phẩm và biết sống đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống . - Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ định, kể diễn cảm nội dung câu chuyện. -Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỹ luật, yêu quý kính trọng các cô chú của các nghề. 2. Chuẩn bị - Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện - Tranh trò chơi: Gắn những hình ảnh có trong câu chuyện. 3. Tiến hành Hoạt động 1: Giới thiệu câu chuyện “ Ngôi nhà tránh rét ” - Cô giới thiệu tên chuyện - Kẻ cho trẻ nghe câu chuyện 2 lần: +Lần 1: Cô kể diễn cảm câu chuyện không có tranh minh hoạ. +Lần 2: Kể diễn cảm kết hợp tranh minh hoạ. - Đàm thoại: - Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? - Mùa thu sang Trâu nói gì ? Công việc của các con vật khi xây nhà ? - Khi làm xong nhà các con vật làm gì ? -Trâu và Cừu ngủ ở đâu ? Lợn mèo gà ngủ ở đâu ? - Khi thấy chú Sói tất cả các bạn làm gì ? - Cuối cùng các con vật có đuổi được bầy sói không ? Vì sao ? - Qua câu chuyện con thấy các bạn đó như thế nào ? * GD trẻ biết yêu lao động trong cuộc sống phải biết yêu thương sống đoàn kết biết giúp đỡ nhau . Hoạt động 2: Dạy trẻ kể chuyện - Cho trẻ kể chuyện cùng cô ( Cô dẫn chuyện trẻ thể hiện giọng điệu nhân vật.) (Cô chú ý sửa sai cho trẻ). Động viên khuyến khích trẻ kể cùng cô . Hoạt động 3: * Trò chơi “Thi đội nào nhanh” Cho trẻ về 3 nhóm thảo luận tranh và gắn tranh theo thứ tự nội dung câu chuyện sau đó cử đại diện lên kể chuyện. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát nhà 2 tầng. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đặc điểm của nhà 2 tầng nguyên vật liệu để làm ra ngôi nhà. - Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn ngôi nhà sạch đẹp. 2. Chuẩn bị:
  5. ĐÁNH GIÁ: Thứ 5 ngày 04 tháng 11 năm 2021 HOẠT ĐỘNG HỌC: Âm Nhạc. Hát + Vỗ TTC: Nhà của tôi 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ tên bài hát: "Nhà của tôi", tên tác giả: Thu Hiền, hiểu NDBH: Mọi người trong gia đình đều gần gủi và yêu thương nhau. Trẻ biết hát vỗ tay theo tiết tấu chậm - Trẻ biết cách chơi trò chơi nghe tiết tấu tìm đồ vật. - Hát gõ TTC nhịp nhàng theo bài hát. Rèn luyện tai nghe cho trẻ khi chơi trò chơi. - Rèn luyện khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ và cùng hưởng ứng khi nghe hát, nghe nhạc cùng cô. - Trẻ biết yêu thương các thành viên trong gia đình, biết giữ gìn ngôi nhà mình ở gọn gàng sạch sẻ. - Trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình khi hát và vận động. - Có ý thức học tập. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: + PP có nhạc BH: Nhà của tôi, Ru em và các hình ảnh về các loại nhà. - Đồ dùng của trẻ: + Mỗi trẻ có 1 xắc xô hoặc 1 bộ gõ. 10 vòng thể dục. 3. Tiến Hành: *Hoạt động 1: Hát gõ tiết tấu chậm "Nhà của tôi" Sáng tác Thu Hiền. - Cho trẻ đọc thơ "Ngôi nhà" đến ngồi bên cô. - Trò chuyện về ngôi nhà. - Có bài hát gì nói về ngôi nhà mà lớp mình đã biết nào? Nhạc của nước nào? - Cô mở đàn cho trẻ hát "Nhà của tôi" cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. (Chú ý sửa sai cho trẻ) - Cô giới thiệu vận động gõ tiết tấu chậm "Nhà của tôi" - Cô hỏi lại trẻ cách vỗ tay theo tiết tấu chậm như thế nào? - Cô nhắc lại: Vỗ 3 phách liên tục và nghỉ vào phách thứ 4. Đố bạn biết đó là nhà của ai. Tôi trả lời đó là nhà của tôi v v v v v v v v v v v v - Cô hát và vỗ lại một lần nữa cho trẻ xem. - Cho trẻ thực hiện cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.(Chú ý sửa sai cho trẻ) - Hỏi trẻ có cách vỗ nào nữa không ? Cho trẻ thực hiện. *Hoạt động 2: Nghe hát "Ru em" Dân ca Xê Đăng. - Cô giới thiệu tên bài hát, làn điệu dân ca. - Cô hát diễn cảm cho trẻ nghe lần 1. Tốp múa phụ họa. - Hỏi lại trẻ tên bài hát, làn điệu dân ca? - Trò chuyện với trẻ về giai điệu, nội dung của bài hát. - Hát lần 2 mở băng cho trẻ nghe. *Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
  6. Bước 5: Rửa đầu ngón tay. Bước 6: Rửa sạch bằng xà phòng theo trình tự từ cổ tay xuống mu bàn tay và đầu ngón tay sau đó lau khô tay. Hoạt động 2 : Cho trẻ thực hiện. - Cho trẻ nhắc lại quy trình rửa tay và thực hành. Cô chú ý hướng dẫn thêm cho trẻ chưa thực hiện được. ĐÁNH GIÁ: Thứ 6 ngày 05 tháng 11 năm 2021 HOẠT ĐỘNG HỌC : Tạo Hình. Vẽ ngôi nhà 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tô trùng khít với nét in mờ để vẽ tường nhà. Biết vẽ thêm cửa sổ, cửa ra vào. Biết sử dụng màu sắc hợp lý. - Rèn kỹ năng phối hợp các nét thẳng đứng, thẳng ngang để vẽ của sổ, cửa ra vào, tô màu đẹp không lem ra ngoài. - Giáo dục trẻ giữ gìn ngôi nhà sạch sẻ. 2. Chuẩn bị: - Tranh mẫu. - Đàn có bài hát "Nhà của tôi" 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét về tranh mẫu - Cho trẻ hát bài “ Nhà của tôi ” - Trò chuyện về ngôi nhà của trẻ. - Giáo dục trẻ làm gì để ngôi nhà của mình luôn sạch đẹp? - Cho trẻ xem tranh và nhận xét tranh vẽ ngôi nhà như thế nào?( Tường nhà có dạng hình chữ nhật nằm ngang được tô màu xanh. Mái nhà được vẽ 2 nét thẳng ngang và 2 nét xiên tô màu đỏ. Cửa ra vào có dạng hình chữ nhật đứng được tô màu vàng, 2 của sổ được vẽ có dạng hình vuông tô màu vàng rất đẹp, không bị lem ra ngoài) - Ngoài ra tranh còn vẽ gì nữa? ( Vẽ ông mặt trời, mây) - Các hình ảnh được vẽ như thế nào (Các hình ảnh được vẽ đều trên tờ giấy) - Cho trẻ nêu ý định sẻ vẽ ngôi nhà như thế nào. Cô lắng nghe và bổ sung thêm cho trẻ. Hoạt động 2: Cho trẻ thực hiện. - Cô mở nhạc "Nhà của tôi" - Cô đi từng bàn hướng dẫn thêm cho trẻ cách vẽ. Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm. - Gần hết giờ cho trẻ đưa sản phẩm lên trưng bày và xem chung. - Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn. - Cô nhận xét chung. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Dạo chơi sân trường 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật XQ. - Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi.