Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Nghề may - Trương Thị Thủy

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiên thức:
-Trẻ biết một số công việc của người thợ may, bắt chước thao tác< Đo, cắt,
vẽ, là… >
-Biết các dụng cụ nghề may như máy khâu, kéo, phấn vẽ, thước dây bàn
là…
-Biết được các sản phẩm nghề may
.2. Kỹ năng
-Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ, sáng tạo ở trẻ.
-Phát triển khả năng hoạt động theo nhóm
3.Thái độ
-Trẻ biết yêu lao động. trân trọng sản phẩm lao động, biết giữ gìn quần áo
gọn gàng, sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ.
- giáo án điện tử- hình ảnh công việc, dụng cụ và sản phẩm nghề may.
- Dụng cụ: giấy màu, kéo, phấn may, thước dây, bàn là cho trẻ thực hành.
- Nhạc bài hát: Cháu yêu cô thợ dệt, nhạc vui nhộn để trẻ biểu diễn thời
trang.
- Bàn ghế, thảm ngồi cho trẻ
pdf 3 trang Thiên Hoa 21/02/2024 1060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Nghề may - Trương Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mam_non_lop_mam_linh_vuc_phat_trien_nhan_thuc_chu_de.pdf

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Nghề may - Trương Thị Thủy

  1. GIÁO ÁN lĩnh vực phát triển nhận thức Hoạt động: Khám phá xã hội Chủ đề: Nghề nghiệp Đề tài: Nghề may Loại tiết: Đa số trẻ đã biết Lứa tuổi: 4 tuổi Người thực hiện: Trương Thị Thủy Đơn vị: Trường mầm non Hoa Sen I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiên thức: -Trẻ biết một số công việc của người thợ may, bắt chước thao tác -Biết các dụng cụ nghề may như máy khâu, kéo, phấn vẽ, thước dây bàn là -Biết được các sản phẩm nghề may .2. Kỹ năng -Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ, sáng tạo ở trẻ. -Phát triển khả năng hoạt động theo nhóm 3.Thái độ -Trẻ biết yêu lao động. trân trọng sản phẩm lao động, biết giữ gìn quần áo gọn gàng, sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ. - giáo án điện tử- hình ảnh công việc, dụng cụ và sản phẩm nghề may. - Dụng cụ: giấy màu, kéo, phấn may, thước dây, bàn là cho trẻ thực hành. - Nhạc bài hát: Cháu yêu cô thợ dệt, nhạc vui nhộn để trẻ biểu diễn thời trang. - Bàn ghế, thảm ngồi cho trẻ III. TIẾN HÀNH DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DKHĐ CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức. - Cô cùng trẻ hát, múa bài “ Cháu yêu cô thợ dệt’ - Trẻ hát múa - Hỏi trẻ bài hát nói về nghề gì? - Nghề dệt may - Trò chuyện cùng trẻ một số hiểu biết về nghề may. -Trẻ kể những gì mình biết 2. Nội dung hoạt động. * hoạt động 1 Trẻ trài nghiệm công việc nghề may.
  2. khuy, là>. Cô thợ may mới may được một chiếc áo đẹp cho khách đấy. -Vậy để tạo ra sản phẩm cô cần những dụng cụ gì? - Thước đo, kéo, - Mở rộng: Ngoài may quần áo, các con còn biết các cô máy khâu, kim chỉ, thợ may những gì? - Trẻ kể những bộ quần áo đơn chiếc. Ngoài ra còn có các cô chú công nhân ở các công ty,, xí nghiệp họ làm ra được rất nhiều những sản phẩm đồng loạt nữa đấy. -Chúng mình thấy công việc của cô chú thợ may như thế nào? - Tỉ mỉ, vất vả - Để biết ơn các cô thợ may đã may cho chúng mình những bộ quần áo đep, ủ ấm cho các con trong mùa đông giá lạnh này, các con phải làm gì? - Giữ gìn quần áo sạch đẹp *Hoạt động 3: Bé với thời trang - Để thể hiện tình cảm của chúng mình với cô chú thợ may. Đồng thời chứng tỏ cho các cô cùng các bạn thấy bàn tay khéo léo của các cô thợ may. Chúng mình cùng đến với một chương trình rất đặc biệt . Đó là “ Bé với thời trang’. - Trẻ vỗ tay - Cô mời một số trẻ lên biểu diễn - Trẻ biểu diễn trên 3 Kết thúc: nền nhạc vui nhộn - Các con ạ! Nhờ có đôi tay khéo léo ,tận tụy phục vụ khách hàng mà các cô thợ may đã làm ra được những bộ quần áo cho các con mặc hàng ngày và cả những trang phục đẹp mắt và hấp đẫn như thế này. Phần trình diễn thời trang đã khép lại giờ học của chúng mình rồi. Các con hãy tạm biệt các cô các bác nào. -Trẻ khoanh tay chào các cô giáo