Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Truyện Gà trống và vịt bầu - Vũ Thị Hà

I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện, các nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Vâng lời ông bà bố mẹ, không vội vàng phải suy nghĩ thật kỹ trước khi làm.
2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ có chủ đích.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện và tham gia các hoạt động.
- Trẻ biết ngoan ngoãn, nghe lời ông bà, bố mẹ, cô giáo.
- Không hấp tấp vội vàng, phải biết kiên nhẫn
II. Chuẩn bi:
1. Đồ dùng của cô và trẻ:
- Giáo án điện tử, máy vi tính.
- Sa bàn vở kịch rối “Gà trống và Vịt bầu”
- Nhạc bài hát “chicken dance”,“Đàn gà trong sân”, “ Đàn Vịt con”
- Que chỉ.
2. Đội hình:
- Trẻ ngồi đội hình chữ U
docx 4 trang Thiên Hoa 21/02/2024 940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Truyện Gà trống và vịt bầu - Vũ Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_linh_vuc_phat_trien_ngon_ngu_de_tai.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Truyện Gà trống và vịt bầu - Vũ Thị Hà

  1. Truyện: gà trống và vịt bầu Gà trống và Vịt bầu là đôi bạn rất thân. Gà trống tính tình kiêu căng, còn Vịt bầu thì hiền lành, ngoan ngoãn và tốt bụng. Một hôm, hai bạn xin phép bố mẹ rủ nhau đi chơi. Bố mẹ của hai bạn dặn rằng: “Các con đi chơi hoặc đi đâu, muốn làm một việc gì đó thì phải suy nghĩ thật kĩ rồi mới làm nhé”. Hai bạn vừa đi vừa chuyện trò ríu rít. Đến một khúc sông rộng. Vịt bầu bảo Gà trống: - Gà trống ơi! Phía bên kia sông cảnh đẹp lắm! Gà trống nhìn thoáng qua rồi nói với Vịt bầu: - ừ nhỉ! Chúng mình sang bên kia sông chơi đi! Vịt bầu nghe Gà trống nói, chợt nhớ liền suy nghĩ một lúc rồi trả lời: - Không được đâu Gà trống ơi! Khúc sông rộng như thế này, mình thì bơi được, còn bạn thì biết làm sao? Bạn không nhớ lời bố mẹ dặn à? Vịt bầu vừa nói dứt lời thì Gà trống đáp ngay: - Ôi dào! Cậu biết bơi thì bơi, còn mình biết bay thì bay chứ sao! Bởi vì mình có cánh mà. Vịt bầu chưa kịp ngăn bạn thì Gà trống đã vỗ cánh bay vèo. Nhưng đến giữa sông, Gà trống nhìn xuống dòng nước đang chảy, chóng mặt và mỏi cánh qua không thể bay được nữa. Gà trống bị rơi tõm xuống sông. Gà trống kêu thất thanh: - Cứu mình với Vịt bầu ơi! Cứu mình với! Vịt bầu vội bơi ra giữa sông để cứu Gà trống. Nhưng Gà trống vừa to, vừa uống một bụng nước đầy nên Vịt bầu chẳng làm sao đưa Gà trống lên bờ được. Cũng may lúc đó có bác Ngỗng Nâu bơi tới và đưa Gà trống lên bờ. Được Vịt bầu và bác Ngỗng Nâu cứu sống. Gà trống ân hận lắm. Từ đó, Gà trống bỏ được tính kiêu căng và luôn nghe lời bố mẹ dặ
  2. gặp nạn khi đi chơi đấy.Muốn biết bạn gà có thoát nạn không thì các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “ Gà trống và vịt bầu”của tác giả Lương Thị Lam nhé! 2. Hoạt động 2: Cô kể chuyện - Lần 1: Cô kể chuyện diễn cảm kết hợp cử chỉ - Trẻ lắng nghe cô kể chuyện điệu bộ minh họa - Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? - Trẻ trả lời - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? * Đúng rồi đấy, câu chuyện cô vừa kể cho các con nghe có tên “Gà trống và vịt bầu ” do cô Lương Thị Lam sáng tác. Truyện kể về đôi bạn Gà Trống và Vịt Bầu chơi rất thân với nhau, Gà Trống có tính kiêu căng nên vào 1 ngày đi chơi - Trẻ lắng nghe vì không nghe lời mẹ dặn gà trống đã bị rơi tõm xuống sông may mà được Vịt Bầu và bác Ngỗng Nâu cứu sống, Gà Trống ân hận lắm. Từ đó, Gà Trống bỏ được tính kiêu căng và luôn nhớ lời bố mẹ dặn đấy. - Các con có muốn nghe lại câu chuyện “Gà trống và vịt bầu” một lần nữa không? * Cô kể lần 2: Kể diễn cảm, kết hợp xem PowerPoint. - Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì? - Trẻ trả lời - Các con hãy cho cô biết trong câu chuyện có -Có Gà Trống, Vịt Bầu, bác những nhân vật nào? Ngỗng Nâu ạ 3. Hoạt động 3: Đàm thoại – giảng giải – trích dẫn - Gà trống và vịt là đôi bạn chơi với nhau như nào? - Gà Trống tính tình như thế nào? - Gà Trống tính tình kiêu căng ạ - Còn tính tình Vịt Bầu ra sao? - Vịt Bầu hiền lành, ngoan, tốt ->Giải thích từ “Kiêu căng” là tính xấu,luôn bụng ạ. cho mình là nhất và có thể tự làm được mọi - Trẻ lắng nghe việc. - Khi 2 bạn xin phép bố mẹ đi chơi, bố mẹ 2 -“ Các con đi chơi hoặc đi đâu, bạn dặn điều gì? muốn làm một việc gì đó thì phải - Đến khúc sông rộng vịt bầu đã nói gì với gà suy nghĩ thật kỹ rồi mới làm trống? nhé! ”. - Gà trống đã nói gì? - Vịt bầu đã trả lời bạn ra sao? - Trẻ trả lời - Gà trống có nghe lời vịt bầu không?Gà trống đã làm gì? -Điều gì đã xảy ra với gà trống? (Chúng mình cùng kêu cứu giúp bạn gà trống