Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Lớn lên bé làm nghề gì? - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Hải Xuân

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

* Dinh dƣỡng và sức khỏe

- Trẻ biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ hợp lý đối với sức khỏe con người.

- Biết làm ra một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày như: Rửa tay, lau mặt, tự xúc cơm ăn, mặc quần áo.

* Vận động:

- Thực hiện được các vận động: Ném xa bằng 1 tay, Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, trườn theo hướng thẳng.

* An toàn:

- Trẻ biết tránh xa một số nơi nguy hiểm như ao, hồ, sông, suối

2. Phát triển nhận thức

- Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề, tên gọi của từng nghề, ích lợi, sản phẩm và dụng cụ của mỗi nghề.

- Trẻ biết nhận diện, phân biệt và gọi đúng tên hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật.

- Biết so sánh kích thước to - nhỏ, rộng - hẹp của 2 đối tượng.

- Biết về nghề chằm nón lá là nghề truyền thống của địa phương.

3. Phát triển ngôn ngữ

- Trẻ gọi tên một số nghề, gọi tên dụng cụ và sản phẩm của nghề: Nghề phổ biến, nghề sản xuất: Nghề cô giáo, nghề tryền thống ở địa phương.

- Biết lắng nghe, đặt câu hỏi và trả lời theo yêu cầu của người lớn.

- Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu mở rộng.

- Nghe hiểu nội dung truyện kể, bài thơ, bài hát trong chủ đề.

pdf 102 trang Thiên Hoa 18/03/2024 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Lớn lên bé làm nghề gì? - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Hải Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_lon_len_be_lam_nghe_gi_nam_ho.pdf

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Lớn lên bé làm nghề gì? - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Hải Xuân

  1. 1 CHỦ ĐỀ: LỚN LÊN BÉ LÀM NGHỀ GÌ ? Thời gian: 4 tuần . Từ ngày 14/11- 09/12/2022 I. MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất * Dinh dƣỡng và sức khỏe - Trẻ biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ hợp lý đối với sức khỏe con người. - Biết làm ra một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày như: Rửa tay, lau mặt, tự xúc cơm ăn, mặc quần áo. * Vận động: - Thực hiện được các vận động: Ném xa bằng 1 tay, Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, trườn theo hướng thẳng. * An toàn: - Trẻ biết tránh xa một số nơi nguy hiểm như ao, hồ, sông, suối 2. Phát triển nhận thức - Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề, tên gọi của từng nghề, ích lợi, sản phẩm và dụng cụ của mỗi nghề. - Trẻ biết nhận diện, phân biệt và gọi đúng tên hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật. - Biết so sánh kích thước to - nhỏ, rộng - hẹp của 2 đối tượng. - Biết về nghề chằm nón lá là nghề truyền thống của địa phương. 3. Phát triển ngôn ngữ - Trẻ gọi tên một số nghề, gọi tên dụng cụ và sản phẩm của nghề: Nghề phổ biến, nghề sản xuất: Nghề cô giáo, nghề tryền thống ở địa phương. - Biết lắng nghe, đặt câu hỏi và trả lời theo yêu cầu của người lớn. - Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu mở rộng. - Nghe hiểu nội dung truyện kể, bài thơ, bài hát trong chủ đề.
  2. 3 - Đồ chơi cái cuốc, cái bay của chú thợ xây, ống tiêm, các que dài ngắn. Tất cả những đồ dùng nói trên có kích thước nhỏ hơn của cô. - Đất nặn, sáp màu, vỡ tạo hình, giấy A4 - Khối nhựa, cây xanh, hoa. - Đồ chơi bác sĩ, đồ chơi nấu ăn. - Sách, tranh về bác sĩ, bác nông dân, chú thợ xây, chú bộ đội. * Chuẩn bị góc chơi * Góc xây dựng: Các loại khối nhựa cơ bản, gạch, lắp ghép, cây xanh, hoa bằng đồ chơi và 1 số hột hạt, khối gỗ. * Góc phân vai: Đồ chơi, đồ dùng của cô giáo, sách, vỡ, bút, bàn ghế, các đồ dùng dụng cụ nghề nông, nghề sản xuất,nghề may mặc và bộ dụng cụ khám bệnh của bác sĩ y tá * Góc học tập: Tranh lô tô về các đồ dùng dụng cụ nghề nông, nghề sảnxuất, nghề may mặc , bộ chữ số,Tranh dạy thơ:Em làm thợ xây,Làm bác sĩ, Bàntay cô giáo, truyện :Thỏ nâu làm vườn,Chọn hạt giống. * Góc nghệ thuật: Bút màu, giấy vẽ, đất nặn, tranh mẫu vẽ về nghề nông, nghề sản xuất, nghề may mặc các hoạt động ở trường và 1 số báo cũ để trẻ xé dán, dụng cụ AN, băng nhạc như phách xúc xắc * Góc thiên nhiên: Bộ đồ chơi cát nước, bộ đồ chơi chăm sóc cây 3. Kết hợp với cha mẹ trẻ - Vận động cha mẹ trẻ cung cấp một số phế liệu của gia đình như góp báo, tạp chí củ, góp tranh ảnh cho lớp để làm đồ chơi cho trẻ . - Vận động cha mẹ trẻ sưu tầm các loại tranh ảnh liên quan nghề nông, nghề sản xuất, nghề may mặc . - Tranh vẽ và đồ chơi, đồ dùng về nghề nông, nghề sản xuất, nghề may mặc . - Giấy vẽ, bút, phẩm màu, giấy màu cho trẻ làm quen
  3. 5 IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG Phát triển nhận thức Phát triển thể chất. * Làm quen với toán: * DD: Có ý thức giữ gìn các sản + Nhận biết hình tròn, hình vuông, hình phẩm của nghề làm ra. tam giác và hình chữ nhật - Biết ích lợi của 1 số thực phẩm + So sánh kích thước to nhỏ của 2 đối của 1 số nghề trong xã hội làm ra. * VĐ: tượng. - Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu + So sánh chiều rộng của 2 đối tượng. * HĐKPXH: lệnh. + Trò chuyện về một số nghề quen thuộc. -Ném xa bằng 1 tay. + Tìm hiểu về nghề nông. + Tìm hiểu nghề nón lá ở địa phương. Phát triển ngôn ngữ - Đọc thơ: “ bàn tay cô giáo”, “Bé tập làm bác sĩ” - Chuyện: “Thỏ nâu làm vườn”, “ Chọn LỚN LÊN BÉ LÀM hạt giống”. NGHỀ GÌ? - Những từ chỉ tên gọi dụng cụ tên gọi sản phẩm của từng nghề. - Kể về những nghề trong xã hội, ích lợi của một số nghề trong xã hội. Phát triển tình cảm quan hệ XH Phát triển thẩm mỹ - Biểu lộ những trạng thái, cảm xúc qua - Hoạt động tạo hình: tranh ảnh về các nghề.Thực hành biểu lộ + Vẽ những cuộn len màu cảm xúc qua trò chơi đóng vai như: Bác sĩ, + Tô màu một số sản phẩm của nông dân, mẹ con. nghề nông -Trò chơi xây dựng: Xây bệnh viện, + Vẽ, tô màu bình hoa doanh trại bộ đội. Trò chơi học tập như - ÂN “Anh phi công ơi”. phân loại tranh. + Dạy hát: “ Cháu yêu cô chú phân loại đồ dùng công nhân”. - Biết yêu quý, kính trọng và nghe lời cô + VĐTN: Đội kèn tí hon. giáo + TCAN: Tai ai tinh.
  4. 7 TUẦN I: NGHỀ CÔ GIÁO. ( Từ ngày 14/11 đến 18/11/2022) I. Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết thực hiện vận động: ném xa bằng 1 tay - Trẻ biết tên, đặc điểm nổi bật của nghề cô giáo: Đồ dùng, công việc, sản phẩm, nơi làm việc. - Trẻ biết một số công việc, ý nghĩa của ngày 20/11. - Biết tên, tên tác giả, hiểu nội dung của bài thơ “ Bàn tay cô giáo”, - Trẻ biết so sánh chiểu dài của 2 đối tượng - Trẻ biết tô màu bình hoa. - Trẻ biết bài hát và vận động bài hát “ Cô và mẹ”. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng nhận biết, phân biệt, so sánh đặc điểm của một số nghề. - Rèn luyện kỹ năng nghe, nói, diễn đạt những hiểu biết của mình. - Rèn kỹ năng so sánh chiều dài của 2 đối tượng. - Rèn kỹ năng hát và vận động. - Rèn cho ter một số kỹ năng tự phục vụ. 3. Thái độ: - Có tình cảm quý trọng những người lao động trong xã hội. - Biết tiết kiệm, giữ gìn khi sử dụng sản phẩm. - Biết yêu quý, kính trọng cô giáo. - Tích cực, hứng thú tham gia tất cả các hoạt động. II. CHUẨN BỊ: - Túi cát 25-30 cái ( hoặc bóng). - Tranh thơ “ Bàn tay cô giáo”. - Tô màu một số sản phẩm nghề thợ mộc.
  5. 9 * HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Mục đích - yêu cầu: - Trẻ biết tham gia phối hợp cùng bạn trong lúc chơi,biết chơi đoàn kết. - Phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp trong khi chơi. - Trẻ tự nhận vai và biết thể hiện vai chơi của mình. 2. Chuẩn bị: - Góc phân vai: Bảng cát, một số loại rau, cây ăn quả Đồ chơi bác sĩ, bán hàng - Góc xây dựng: Khối nhựa, cây xanh, mô hình heo, gà, vịt. - Góc sách: Tranh ảnh về nghề nông, các sản phẩm và dụng cụ của nghề nông. - Góc tạo hình: Vỡ tạo hình, đất nặn, bút màu. - Góc âm nhạc: Thanh gõ, xắc xô. - Góc thiên nhiên: Nước, bình tưới nước. 3. Tiến hành : * Bƣớc 1: Bắt đầu chơi - Cô lắc xắc xô tập trung trẻ lại cho trẻ về góc mà trẻ đã chọn . * Bƣớc 2: Thực hiện quá trình chơi. - Góc phân vai: Chơi bán hàng, mẹ con, bác sĩ. - GXD: Xây trang trại chăn nuôi - Góc tạo hình: Tô màu tranh cô giáo. - Góc ÂN: Hát bài hát “ Cháu yêu chú bộ đội”. - Trẻ về góc của mình chơi, trong khi trẻ chơi cô quan sát và đến từng góc quan sát và hỏi trẻ. + Đây là góc gì? + Cô bán hàng đang bán gì? + Đây là quả gì? Dùng để làm gì? + Mẹ đang đi đâu vậy? +Mẹ đi chợ mua những gì? + Bác sĩ đang khám gì? + Bệnh nhân đau gì? + Các chú công nhân đang xây gì? + Các chú dùng gì để xây? + Trang trại nuôi những con vật gì?
  6. 11 - Trẻ thực hiện - cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Mỗi trẻ thực hiện từ 3 - 4 lần. Cô động viên khuyến khích trẻ. - Cô quan sát sữa sai cho trẻ - Cho cả lớp lần lượt thực hiện - Cô động viên khen trẻ kịp thời - Cho trẻ thi đua nhau xem tổ nào làm tốt hơn *Hoạt động 4: TCVĐ. Lấy bóng vào rổ - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô nêu cách chơi: 2 đội chú ý, khi có hiệu lệnh “chạy ”, bạn đứng đầu hàng sẽ lấy bóng và chạy nhanh lên ở phía trên bỏ vào rổ của đội mình, sau đó chạy về đập vào tay bạn và về cuối hàng đứng,cứ như vậy cho đến hết bài hát đội nào lấy được nhiều bóng đội đó sẽ chiến thắng. - Luật chơi: Không làm rơi bóng, không ôm bóng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ và kiểm tra kết quả chơi. * Hoạt động 5: Hồi tỉnh. - Cho trẻ đi vẫy tay nhẹ nhàng. - Cô nhận xét, tuyên dương,động viên trẻ. II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát khám phá xích đu TCVĐ" Ai nhanh nhất" Chơi tự do 1. Mục đích - yêu cầu: - Trẻ được vui chơi, được tận hưởng không khí trong lành vào buổi sáng. - Trẻ biết tên gọi và một vài đặc điểm nổi bật của xích đu. - Phát triển khả năng quan sát so sánh, phát triển ngôn ngữ tư duy cho trẻ. - Trẻ tích cực, hào hứng, biết chờ đến lượt khi tham gia các trò chơi. 2. Chuẩn bị: - Địa điểm sạch sẽ, đảm bảo an toàn. 3. Tiến hành : * Dặn dò trẻ trƣớc khi ra sân: Khi ra sân không được chạy nhảy lung tung, không được ngắt hoa, ngắt lá, khi có hiệu lệnh của cô phải tập trung. * Hoạt động 1: “Quan sát khám phá xích đu”. - Dẫn trẻ ra sân, tập trung trẻ tại góc xích đu, hát bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”
  7. 13 - Phát triển ngôn ngữ, trẻ biết tên trò chơi “Ai nhanh nhất” biết cách chơi, luật chơi của trò chơi - Rèn luyện tự tin và khả năng phản xạ nhanh khi nghe cô nói. - Trẻ tham gia chơi tích cực cùng cô, cùng bạn. 2. Chuẩn bị: - Vẽ một vòng tròn. 3. Tiến hành: * Hoạt động 1: Trò chuyện. - Cô cùng trẻ trò chuyện về các đồ chơi, trò chơi ở trường mầm non. * Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh nhất”. + Cô nêu cách chơi, luật chơi: - Cách chơi: Cô chuẩn bị một số vòng, số trẻ nhiều hơn hoặc ít hơn số ghế, trẻ vừa đi vừa hát, khi cô vỗ xắc xô nhanh các con đi nhanh, cô vỗ xắc xô chậm các con đi chậm, cô vỗ xắc xô nhỏ các con đi sát vòng tròn và cô vỗ to các con nhanh chân nhảy vào vòng. - Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được nhảy vào 1 chiếc vòng, nếu bạn nào chậm không có vòng sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng. - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Mỗi lần chơi cô cho thêm ghế. - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. - Cô nhắc lại tên trò chơi - Tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần * Hoạt động 3: Kết thúc chuyển hoạt động cho trẻ vệ sinh để trả trẻ * Tổ chức buổi chơi: 1.Mục đích - yêu cầu: - Biết dùng ngôn ngữ trong trò chơi - Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình. .- Rèn kĩ năng giao tiếp, chơi được các vai chơi như đã thỏa thuận. 2. Chuẩn bị: - Địa điểm phòng học sạch sẽ an toàn cho trẻ. - Đồ dùng đồ chơi đầy đủ ở các góc chơi. 3. Tiến hành: * Bƣớc 1: Bắt đầu chơi. - Cô dùng xắc xô tập trung trẻ báo hiệu bắt đầu chơi. - Đàm thoại về chủ đề và nội dung các góc chơi .
  8. 15 3. Tiến hành: * Hoạt động 1: Cho cả lớp hát bài “ Cô và mẹ” và trò chuyện về nghề cô giáo. * Hoạt động 2: Cô giáo của em Cô cho trẻ chia làm 3 nhóm, các nhóm sẽ thảo luận tranh hoạt động của các cô giáo trong trường để trả lời được những câu hỏi sau: + Lớp mình có mấy cô? + Các cô tên là gì? + Công việc của cô hàng ngày trên lớp là làm gì? + Điều gì các con thích ở cô? + Điều gì các con không thích ở cô? - Đàm thoại với trẻ về ý nghĩa của ngày 20/11 + Ngày lễ của cô giáo là ngày gì? + Ngày 20/11 có ý nghĩa gì? + Các con làm gì trong ngày lễ của cô giáo? + Để tỏ lòng biết ơn cô giáo thì các con phải làm gì? - Giáo dục trẻ biết kính trọng nghề giáo viên, yêu quý và kính trọng cô giáo. * Hoạt động 3: Cho trẻ hát múa những bài hát về ngày 20/11 để tặng cô giáo - Cho trẻ về góc để vẽ cô giáo để tặng cô nhân ngày 20/11. - Trong lúc trẻ vẽ cô mở nhạc không lời bài “Cô nuôi dạy trẻ” - Cho trẻ tặng tranh cho cô và nghĩ ra 1 lời chúc nói với cô - Nhận xét tuyên dương. * Kết thúc chuyển hoạt động II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát khám phá cây xanh. TCVĐ “ Cƣớp cờ”. CTD: Xích đu, bập bênh . 1. Mục đích - yêu cầu: - Trẻ quan sát, nhận biết và gọi tên một số cây xanh trong sân trường - Rèn kỹ năng nhận biết phân biệt. - Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động. 2. Chuẩn bị: - Chọn địa điểm quan sát an toàn cho trẻ. - Một số đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ.