Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Hải Xuân
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất :
* Dinh dưỡng sức khỏe:
- Trẻ biết được lợi ích của nguồn nước sạch đối với sức khỏe con người. Biết uống nước đun sôi, biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Trẻ có cảm giác sảng khoái, thích thú khi tiếp xúc với nước, môi trường tự nhiên quanh bé.
- Thực hiện được vận động cơ bản: Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc. VĐT: Xếp chồng các hình khối khác nhau.
* An toàn
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ. Không chơi gần nơi dễ gây nguy hiểm
2. Phát triển nhận thức
- Biết quan sát, nhận xét được đặc điểm nổi bật của các sự vật, hiện tượng tự nhiên quen thuộc.
- Nhận biết được ích lợi của nước trong sinh hoạt hàng ngày.
- Nhận biết được các hiện tượng thời tiết: nắng mưa, nóng lạnh..và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ.
- Biết phân nhóm đồ vật theo hình dạng và màu sắc.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Biết sử dụng được những từ chỉ hiện tượng thời tiết và các hiện tượng tự nhiên khác.
- Biết diễn đạt những điều trẻ quan sát, nhận xét bằng những câu nói đơn giản.
- Phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, hiểu được nội dung của các bài thơ, đọc thuộc thơ “Nắng bốn mùa”, “Trưa hè”.
- Biết một vài tình tiết, diễn đạt được ngữ điệu của các nhân vật trong chuyện của câu chuyện: “ Giọt nước tí xíu”.
4. Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội
- Thích thú với cảnh đẹp của thiên nhiên.
- Biết mặc áo mưa khi đi ngoài mưa, khi có sấm chớp không nên đi ra ngoài.
- Có một số kỹ năng, thói quen cần thiết để bảo vệ môi trường sống: Không vứt rác bừa bãi.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Hải Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_cac_hien_tuong_tu_nhien_nam_h.pdf
Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Hải Xuân
- CHỦ ĐỀ: CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN QUANH BÉ Thời gian thực hiện: 3 tuần. Từ ngày 27/03 đến ngày 14/04/2023. I. MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất : * Dinh dưỡng sức khỏe: - Trẻ biết được lợi ích của nguồn nước sạch đối với sức khỏe con người. Biết uống nước đun sôi, biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. - Trẻ có cảm giác sảng khoái, thích thú khi tiếp xúc với nước, môi trường tự nhiên quanh bé. - Thực hiện được vận động cơ bản: Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc. VĐT: Xếp chồng các hình khối khác nhau. * An toàn - Vệ sinh lớp học sạch sẽ, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ. Không chơi gần nơi dễ gây nguy hiểm 2. Phát triển nhận thức - Biết quan sát, nhận xét được đặc điểm nổi bật của các sự vật, hiện tượng tự nhiên quen thuộc. - Nhận biết được ích lợi của nước trong sinh hoạt hàng ngày. - Nhận biết được các hiện tượng thời tiết: nắng mưa, nóng lạnh và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ. - Biết phân nhóm đồ vật theo hình dạng và màu sắc. 3. Phát triển ngôn ngữ - Biết sử dụng được những từ chỉ hiện tượng thời tiết và các hiện tượng tự nhiên khác. - Biết diễn đạt những điều trẻ quan sát, nhận xét bằng những câu nói đơn giản. - Phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, hiểu được nội dung của các bài thơ, đọc thuộc thơ “Nắng bốn mùa”, “Trưa hè”. - Biết một vài tình tiết, diễn đạt được ngữ điệu của các nhân vật trong chuyện của câu chuyện: “ Giọt nước tí xíu”. 4. Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội - Thích thú với cảnh đẹp của thiên nhiên. - Biết mặc áo mưa khi đi ngoài mưa, khi có sấm chớp không nên đi ra ngoài. - Có một số kỹ năng, thói quen cần thiết để bảo vệ môi trường sống: Không vứt rác bừa bãi.
- 3 III. MẠNG NỘI DUNG MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN TÌM HIỂU VỀ NƯỚC - Trò chuyện về một số hiện tượng thời tiết - Biết được một số nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày: Nước máy, mưa trong năm rõ rệt ở địa phương - Biết lợi ích của nguồn nước đối với đời - Một số hiện tượng thời tiết: nắng mưa, sống con người, cây cối, thực vật gió, nóng, lạnh và con người thay đổi - Biết làm gì để bảo vệ nguồn nước: Không theo thời tiết từng mùa. vứt rác xuống nguồn nước - Ảnh hưởng của thời tiết đến con người, - Nước rất quan trọng với con người, cây cấy cối, con vật. cối, con vật để sống và phát triển . CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN QUANH BÉ MÙA HÈ CỦA BÉ - Mùa hè là mùa nóng nhất trong năm. Mùa hè trời nắng, nóng,hay có mưa rà, sấm chớp - Cách giữ vệ sinh trong mùa hè: Siêng tắm gội, giữ thân thể và áo quần sạch sẽ, mặc quần áo mỏng và sáng màu, khi đi nắng phải đội mũ nón, - Một số hoạt động trong mùa hè: Đi tắm biển, đi nghỉ mát, đi du lịch,
- 5 KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ TÌM HIỂU VỀ NƯỚC - MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Thời gian thực hiện 3 tuần: Từ ngày 27/3 đến ngày 14/4/2023 Tuần Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tìm hiểu về nước Một số hiện tượng tự Mùa hè của bé Thứ nhiên PTTC PTTC PTTC- QHXH 2 HĐVĐ VĐT: Xếp chồng các hình Bé làm gì khi trời Chạy thay đổi hướng khối khác nhau. mưa theo đường dích dắc. PTNT PTNT PTNT KPXH: Bé biết gì về KPKH KPKH 3 nước Các mùa trong năm Mùa hè vui vẻ PTNT PTTM PTNT LQVT HĐTH: Xé dán tia nắng mặt LQVT 4 Đếm trên đối tượng trời Ôn các hình tam giác, trong phạm vi 5 và chữ nhật, vuông, tròn đếm theo khả năng PTNN PTNN PTNN 5 LQVH LQVH: Thơ: “Trưa hè” LQVH: Thơ : “Nắng Kể chuyện: “Giọt bốn mùa”. nước tí xíu” PTTM PTTM PTTM HĐÂN HĐÂN HĐTH: Trang trí 6 Hát và VĐ: Cho tôi Hát và VĐ: Mùa hè đến chiếc phao đi làm mưa với NH: Bốn mùa NH: Mưa rơi TC: Ai đoán giỏi TC: Ai đoán giỏi
- 7 - Các đồ dùng để thử nghiệm với nước. - Một số đồ dùng, đồ chơi ở các góc:Sách chuyện, bút màu, giấy vẽ. Đồ chơi xây dựng, lắp ghép
- 9 * HOẠT ĐỘNG GÓC: 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết thể hiện đúng vai chơi của mìmh, sử dụng đúng đồ chơi với các vai chơi. - Trẻ biểu lộ được thái độ ân cần, quan tâm của cô giáo đối với trẻ. - Rèn kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách nhau, gỏ đệm theo nhạc. Kỹ năng thao tác phân vai chơi, kỹ năng giao tiếp. - Trẻ biết phản ánh lại công việc hàng ngày của bố, mẹ, con, của cô giáo đối với trẻ. - Biết cách sử dụng và bảo quản tốt đồ dùng, đồ chơi ở các góc. - Trẻ biết thu dọn, sắp xếp đồ chơi đúng vị trí sau khi chơi - Rèn kỹ năng phối hợp nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chơi chung - Rèn kỹ năng làm việc độc lập( trẻ biết cách hoàn thành nhiệm vụ cô giao). - Rèn kỹ năng kể chuyện theo tranh - Biết phối hợp cùng bạn xây công trình đẹp, sáng tạo. - Biết hát kết hợp gỏ đệm theo nhạc, tô, vẽ, nặn sản phẩm đẹp, sáng tạo. 2. Chuẩn bị: Các đồ dùng đồ chơi ở các góc. * Góc phân vai: Nấu ăn, bán hàng, bác sĩ. * Góc xây dựng: Xây bể chứa nước * Góc học tập: Xem sách tranh về một số nguồn nước. * Góc âm nhạc: Hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với” 3. Tiến hành: * Bước 1: Bắt đầu chơi - Cô lắc xắc xô tập trung trẻ, giới thiệu về chủ đề, trò chuyện về chủ đề đang học, trò chuyện về nội dung góc chơi và cho trẻ về góc chơi mà trẻ thích. Và hỏi trẻ có đổi góc chơi mà trẻ đã chọn. Cô giúp những trẻ chưa chọn được góc chơi. Cô cho trẻ về góc chơi mà trẻ đã chọn. - Cho trẻ tự chọn góc chơi, tự thoả thuận vai chơi. - Cho trẻ về các góc chơi đã lựa chọn. * Góc xây dựng: Xây bể chứa nước. * Góc phân vai:Chơi nấu các món ăn, bác sĩ, bán hàng * Góc học tập: Xem tranh về một số nguồn nước * Góc nghệ thuật: Hát bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
- 11 - Bóng, rổ 3. Tiến hành: * Hoạt động 1: Luyện tập các kiểu đi chạy - Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi kiễng chân 2 tay đưa lên cao, đi bằng gót chân 2 tay dang ngang, đi cúi khom lưng 2 tay đưa sau lưng, chạy nhanh, chạy chậm cho trẻ về đội hình 3 hàng * Hoạt động 2: BTPTC - Cho trẻ tập bài tập BTPTC theo nhịp hô của cô + Động tác tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao + Động tác lườn: Nghiêng người sang trái, sang phải. + Động tác chân: Co duỗi chân - Động tác bật: Bật tách chân, chụm chân. - Kết thúc bài tập cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang. Đối diện quay mặt vào nhau. * Hoạt động 3: Vận động cơ bản: Chạy đổi hướng theo đường dích dắc. - Cô giới thiệu tên vận động : “Chạy đổi hướng theo đường díc dắc”. - Cô làm mẫu cho trẻ quan sát. + Lần 1: Làm chậm, chính xác: Các con hãy quan sát cô chạy trong đường dích dắc + Lần 2: Cô vừa làm mẫu, vừa phân tích: Cô đi từ đầu hàng ra đứng trước vạch xuất phát. “ Chuẩn bị” cô đứng chân trước, chân sau người hơi lao về phía trước. Khi có hiệu lệnh: “ Chạy”,cô chạy trong đường dích dắc, khéo léo sao cho không dẫm vào vạch. Đến hết đoạn đường dích dắc, cô dừng lại và đi nhẹ nhàng về cuối hàng. - Mời 1-2 trẻ lên thực hiện, chú ý sửa sai cho trẻ và hỏi trẻ; + Đây là vận động gì? + Khi chạy thì chạy như thế nào? - Cho cả lớp thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân - Trong quá trình trẻ thực hiện vận động cô quan sát và chú ý sửa sai - Tổ chức cho cả lớp lần dưới hình thức thi đua 2 đội xem đội nào chạy nhanh. * Hoạt động 4: TCVĐ: “Chuyền bóng bằng 2 tay” - Cô và trẻ cùng nhắc trò chơi, cách chơi, luật chơi:
- 13 * Hoạt động 2: Chơi trò chơi: “Trốn mưa”. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi * Cách chơi: Vẽ 2 vòng tròn trên sân để làm nơi trú mưa. Trẻ vừa đi vừa hát bài , khi có hiệu lệnh “ Trời mưa” trẻ nhanh chóng chạy vào vòng tròn để trốn mưa. Nếu trẻ nào chậm không có chỗ trốn thì sẽ ra ngoài 1 lần chơi. * Luật chơi: Trẻ trốn mưa vào vòng tròn, ai không tìm được nơi trú mưa sẽ ra ngoài 1 lần chơi. - Cô chơi cùng trẻ và sau đó cho trẻ chơi 1-2 lần. - Trong khi trẻ chơi cô hướng dẫn và động viên trẻ. * Hoạt động 3: Chơi tự do - Cô cho trẻ chơi với những đồ chơi có trong sân trường và hướng dẫn trẻ chơi 1 số đồ chơi cô tự làm: Chong chong làm từ giấy, máy bay làm từ giấy,, - Trong khi trẻ chơi cô quan sát và chú ý để trẻ được an toàn. - Cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi trên sân trường III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Trò chuyện về một số nguồn nước 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết các nguồn nước, ích lợi của nguồn nước với con người, cây cối, con vật - Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ, nói trọn câu - Phát triển khả năng quan sát, phán đoán - Giáo dục trẻ sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước sạch 2. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về một số nguồn nước : Nước mưa, giếng, máy. 3. Tiến hành: * Hoạt động 1: Cho trẻ chơi trò chơi “ Trời mưa” - Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “ Trời mưa” 2-3 lần Và hỏi trẻ: + Trời mưa như thế nào? - Cô khái quát và chuyển hoạt động * Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số nguồn nước - Cho trẻ xem một số hình ảnh về nước có ở giếng, ao, hồ và hỏi trẻ: + Nước có ở đâu?
- 15 - Kiến thức, kỹ năng của trẻ: Trẻ thực hiện tốt vận động chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc, tham gia trả lời tốt các câu hỏi của cô về tìm hiểu nguồn nước vào hoạt động chiều như cháu Bảo Trân, Thanh Trúc, riêng cháu Bảo, Khôi còn chưa chú ý vào giờ học. Thứ ba, ngày 28 tháng 03 năm 2023 I. HOẠT ĐỘNG HỌC : PTNT:KPKH “Bé biết gì về nước”. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được tính chất của nước : Không màu, không mùi, không vị, biết các nguồn nước, ích lợi của nguồn nước sạch trong sinh hoạt - Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ, nói trọn câu. - Phát triển khả năng quan sát, phán đoán . - Giáo dục trẻ sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước sạch. 2. Chuẩn bị: - Nước tinh khiết, nước pha màu đỏ, nước cam. - Tranh ảnh về một số nguồn nước : Nước mưa, giếng, máy. 3. Tiến hành: * Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ Pha nước cam” - Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “ Pha nước cam” Và hỏi trẻ: + Đây là trò chơi gì? + Để pha được nước cam chúng ta làm như thế nào? - Cô khái quát và chuyển hoạt động * Hoạt động 2: Bé biết gì về nước - Cho trẻ về 3 nhóm mỗi nhóm khám phá và quan sát về nước tinh khiết, sữa, nước cam pha sẳn - Mời đại diện từng nhóm nói lên tính chất của nước ở nhóm mình, gợi ý câu hỏi: + Nước có màu gì? - Cô khái quát và biết nước có mùi, vị như thế nào cho trẻ cùng làm thí nghiệm bỏ chiếc muỗng vào các ly nước và hỏi trẻ: + Ly nước nào thấy chiếc muỗng? - Mời 2-3 trẻ trả lời
- 17 - Trò chuyện với trẻ về các đồ vật có trong sân trường. + Các con dạo chơi quanh sân trường các con thấy được những gì? + Các con thấy có các cây gì? + Làm thế nào để cây luôn tươi tốt? + Cây xanh có ích lợi gì? + Các đồ chơi trong sân trường như thế nào? + Các con thấy bầu trời hôm nay như thế nào? - Giáo dục trẻ trong sân trường có rất nhiều cây xanh, nhiều hoa và nhiều đồ chơi nữa. Để giữ cho sân trường luôn luôn mát mẻ và đẹp thi các con không được ngắt lá bẻ cành, hái hoa. Khi chơi đồ chơi ngoai trời các con không được vẽ bậy lên đồ chơi. Luôn giữ vệ sình khuôn viên trường sach sẽ nhé. - Cô khái quát lại.Nhận xét và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi . * Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Thỏ vào chuồng” . - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi * Cách chơi: Khi có hiệu lệnh của người điều khiển (có thể dùng hiệu lệnh như: còi, vỗ tay ) tất cả thỏ phải đổi chuồng - nghĩa là phải chạy từ chuồng này sang chuồng khác. Trong lúc này những con "thỏ" chưa có chuồng phải nhanh chóng tìm lấy một chuồng mà vào. Thỏ nào chậm không có chuồng nghĩa là phải đứng ngoài, thì sẽ tiếp tục tìm chuồng mới (khác trong lần chơi sau. Trò chơi cứ thế tiếp tục. Qua một hời gian, đổi những em làm "chuồng" thành "thỏ" và ngược lại. * Luật chơi: Thỏ nào không tìm được chuồng thi sẽ phải nhảy lò cò. - Cô tổ chức cho trẻ chơi (2-3 lần). - Cô nhận xét sau mỗi lần chơi. * Hoạt động 3: Chơi tự do: - Cô Cho trẻ chơi với những đồ chơi có trong sân trường và hướng dẫn trẻ chơi 1 số đồ chơi cô tự làm: Chong chong làm từ giấy, máy bay làm từ giấy,, - Trong khi trẻ chơi cô quan sát và chú ý để trẻ được an toàn - Cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi trên sân trường * Kết thúc : Cô nhận xét và khuyến khích trẻ III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - HD trò chơi “Đoán xem tiếng gì” - Thực hiện vở chữ cái : Làm quen chữ cái k * HD trò chơi “Đoán xem tiếng gì” 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.