Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Bé yêu gia đình - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Hải Xuân
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất:
* Dinh dưỡng và sức khoẻ:
- Biết tên, phân biệt được những loại thực phẩm thông thường, các món ăn quen thuộc và ích lợi của việc ăn uống đầy đủ hợp lý đối với sức khoẻ.
- Biết gọi tên trong gia đình khi có biểu hiện ốm đau. Làm một số việc đơn giản về giữ gìn vệ sinh cá nhân với sự giúp đỡ của người lớn (đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng)
* Vận động:
- Đi thay đổi theo đường díc dắc, chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, cài cởi cúc áo.
- Nhận biết một số thực phẩm và món ăn quen thuộc hàng ngày.
* An toàn:
- Tránh xa những nơi nguy hiểm, không chơi những đồ chơi sắc nhọn dễ gây nguy hiểm.
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết tên, nơi ở địa chỉ, công việc, một số đặc điểm, nhu cầu của các thành viên trong gia đình (nhu cầu ăn mặc, quan tâm lẫn nhau).
- Biết đặc điểm nổi bật và công dụng tên gọi của một số đồ dùng trong gia đình.
- Phân nhóm đồ dùng gia đình theo 1, 2 dấu hiệu cho trước, nhận ra sự khác nhau về lượng (1 và nhiều, trong phạm vi 2). Biết gộp 2 nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 2. Biết tách nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm.
- Nhận biết các món ăn cung cấp hiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết bày tỏ nhu cầu mong muốn của mình bằng ngôn ngữ lời nói. Biết lắng nghe và trả lời một số câu hỏi của cô (Ai? Cái gì? Để làm gì?...)
- Thích nghe đọc thơ, kể chuyện, xem tranh ảnh về gia đình.
- Biết chào hỏi xưng hô lễ phép với người thân trong gia đình và mọi người xung quanh.
- Làm quen với một số ký hiệu trong cuộc sống (ký hiệu nhà vệ sinh, biển báo nguy hiểm)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Bé yêu gia đình - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Hải Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_be_yeu_gia_dinh_nam_hoc_2022.pdf
Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Bé yêu gia đình - Năm học 2022-2023 - Trường Mầm non Hải Xuân
- 1 CHỦ ĐỀ: BÉ YÊU GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện 4 tuần: Từ ngày 17/10/2022 đến ngày 11/11/2022 I. MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất: * Dinh dưỡng và sức khoẻ: - Biết tên, phân biệt được những loại thực phẩm thông thường, các món ăn quen thuộc và ích lợi của việc ăn uống đầy đủ hợp lý đối với sức khoẻ. - Biết gọi tên trong gia đình khi có biểu hiện ốm đau. Làm một số việc đơn giản về giữ gìn vệ sinh cá nhân với sự giúp đỡ của người lớn (đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng) * Vận động: - Đi thay đổi theo đường díc dắc, chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, cài cởi cúc áo. - Nhận biết một số thực phẩm và món ăn quen thuộc hàng ngày. * An toàn: - Tránh xa những nơi nguy hiểm, không chơi những đồ chơi sắc nhọn dễ gây nguy hiểm. 2. Phát triển nhận thức: - Trẻ biết tên, nơi ở địa chỉ, công việc, một số đặc điểm, nhu cầu của các thành viên trong gia đình (nhu cầu ăn mặc, quan tâm lẫn nhau). - Biết đặc điểm nổi bật và công dụng tên gọi của một số đồ dùng trong gia đình. - Phân nhóm đồ dùng gia đình theo 1, 2 dấu hiệu cho trước, nhận ra sự khác nhau về lượng (1 và nhiều, trong phạm vi 2). Biết gộp 2 nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 2. Biết tách nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm. - Nhận biết các món ăn cung cấp hiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Biết bày tỏ nhu cầu mong muốn của mình bằng ngôn ngữ lời nói. Biết lắng nghe và trả lời một số câu hỏi của cô (Ai? Cái gì? Để làm gì? ) - Thích nghe đọc thơ, kể chuyện, xem tranh ảnh về gia đình. - Biết chào hỏi xưng hô lễ phép với người thân trong gia đình và mọi người xung quanh. - Làm quen với một số ký hiệu trong cuộc sống (ký hiệu nhà vệ sinh, biển báo nguy hiểm)
- 3 - Tranh lô tô về gia đình, tranh lô tô hoặc một số đồ dùng đồ chơi về gia đình. 3. Huy động phụ huynh: - Một số tranh ảnh hoạ báo về chủ điểm gia đình . - Các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi - Một số cây xanh
- 5 IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 1.HĐ làm quen với toán . - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 2 - Tách, gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 2 và đếm. - Xếp tương ứng 1;1 và ghép đôi. 2. HĐKPXH: - Trò chuyện về gia đình bé. - Những đồ dùng trong gia đình bé PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ PHÁT TRIỂN THẨM MỸ - Đàm thoại trò chuyện về gia * HĐÂN: đình. - VĐTN: Cả nhà thương nhau. GIA ĐÌNH BÉ - NH: Ba ngọn nến lung linh; - Nghe kể chuyện: Anh em YÊU Cho con; Thật đáng chê. nhà thỏ; Bông hoa cúc trắng - Đọc thơ: Bà và cháu; Bé tập * HĐTH: Tô màu tranh gia làm nội trợ. đình; Tô, vẽ ngôi nhà, Tô màu - Đồng dao: Đi cầu đi quán bức tranh gia đình. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – QUAN * DD: Nhận biết một số thực phẩm HỆ XÃ HỘI và món ăn quen thuộc. - Tìm hiểu những trạng thái cảm xúc * VĐ: Đi theo đường dích dắc, qua tranh ảnh về gia đình. chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng - Tập làm theo một số quy tắc trong gia ngang, cài cởi cúc áo. đình. - Chơi xây dựng: Xây nhà của bé. * TCVĐ: Về đúng nhà, bịt mắt bắt dê, đuổi bóng, dung dăng dung - TCHT: Phân nhóm các loại đồ dùng dẻ trong gia đình. - Trò chuyện về mối tình cảm giữa bé và những người trong một gia đình.
- 7 TUẦN I: BÉ VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU (Từ ngày 17/10 đến 21/10 năm 2022) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Biết tên vận động “Đi thay đổi theo đường dích dắc” - Trẻ biết nhà bé ở đâu? Trong nhà có những ai? Công việc từng thành viên trong gia đình. - Biết tên bài thơ , tên nhân vật và hiểu được nội bài thơ “ Bà và cháu” - Biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 2. - Biết tên tác giả, tên bài hát, biết vận động theo nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau” 2. Kỹ năng: - Thực hiện được vận động “Đi thay đổi theo đường dích dắc” - Luyện kỹ năng quan sát, kể chuyện diển cảm theo cô, kỹ năng đóng vai. - Rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn khi tham gia chơi trò chơi. Phát triển tư duy và ghi nhớ có chủ định. - Phát triển ngôn ngữ rõ ràng cho trẻ. - Vận động được các động tác theo lời bài hát “Cả nhà thương nhau” 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ tham gia vào các hoạt động cùng với cô. - Giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng đoàn kết. Biết vâng lời người lớn, biết bảo vệ đồ dùng trong gia đình. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung, thân thể sạch sẽ, biết chơi cùng bạn II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Tranh bài thơ “Bà và cháu” - Đường dích dắc. - Tranh ảnh về gia đình bé. - Thẻ số 1. - Nhạc và lời bài hát “Cả nhà thương nhau” “Cho con” - Một số dồ dùng cho trẻ hoạt động góc. 2. Đồ dùng của trẻ: - Một số khối nhựa, cây xanh cho trẻ hoạt động góc - Thẻ số 1 đủ cho mỗi trẻ
- 9 1. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Trẻ biết lựa chọn nhóm chơi và vai chơi dưới sự gợi mở của cô - Trẻ biết giao tiếp khi cho búp bê ăn, khi nói chuyện giữa mẹ và con. - Biết xếp nhiều khối hình để tạo thành nhà cao tầng, biết xếp nhà cho búp bê. - Biết cách mở sách và xem sách. - Biết chia đất, nhào đất để nặn ra sản phẩm. Kỹ năng: - Xếp được nhà cao tầng và những ngôi nhà to, nhỏ bằng các kỹ năng xếp cạnh, xếp chồng theo sự gợi ư của cô. - Biết dùng ngôn ngữ để nói với bạn trong khi chơi. - Rèn các kỹ năng: Xoay, nhào, ấn bẹt để tạo thành sản phẩm - Có các kỹ năng và hành vi phù hợp với vai chơi. Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực chơi, không tranh giành đồ chơi của bạn và biết giữ gìn đồ chơi. 2. Chuẩn bị: - Góc phân vai: Bộ đồ dùng dụng cụ bác sĩ, bộ đồ nấu ăn, một số đồ dùng gia đình, búp bê -.Góc xây dựng: Gạch xây dựng, hàng rào, cây xanh, các khối hình, đồ chơi lắp ghép - Góc tạo hình: Đất nặn, bảng con, một số đồ dùng trong gia đình, băng đĩa nhạc - Góc học tập: Tranh ảnh về chủ điểm “Gia đình” 3. Cách tiến hành: *Bước 1: Bắt đầu chơi: - Cô dùng xắc xô tập trung trẻ báo hiệu bắt đầu chơi - Cho trẻ hát bài hát: Cả nhà thương nhau - Đàm thoại với trẻ về buổi chơi - Đàm thoại về chủ đề và nội dung các góc chơi . - Giới thiệu các góc chơi: + Góc phân vai: Chơi mẹ con, nấu ăn, tắm cho búp bê, bác sĩ, cửa hàng ăn uống, cửa hàng bách hoá.
- 11 - Cho trẻ thu dọn đồ chơi vào các góc. - Kết thúc: Cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” và thu dọn đồ dùng đồ chơi. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ hai, ngày 17 tháng 10 năm 2022 I. HOẠT ĐỘNG HỌC PTTC: HĐVĐ: Đi thay đổi theo đường dích dắc. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết cách đi thay đổi hướng theo đường dích dắc theo vật chuẩn. Khi đi không chạm vào vật chuẩn. - Rèn kỹ năng đi thay đổi hướng theo đường dích dắc, khả năng định hướng, kỷ năng phối hợp chân, tay, mắt khi thực hiện các vận động - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. Giáo dục trẻ thường xuyên vận động, tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh 2. Chuẩn bị: + Đồ dùng của cô: - Nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau” - Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. - 2 đường dích dắc, mỗi đường 3-4 vật chuẩn đặt dích dắc + Đồ dùng của trẻ. - Trang phục trẻ gọn gàng. 3. Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Luyện tập các kiểu đi chạy. - Cho trẻ đi hàng 1 kết hợp các kiểu đi sau đó đứng đội hình vòng tròn. * Hoạt động 2: BTPTC. - Cho trẻ tập các động tác kết hợp bài hát “Cả nhà thương nhau” Tay: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước sang 2 bên (2lx4n) Bụng lườn: Quay người sang bên phải, sang bên trái (2lx4n) Chân: Co duổi chân (3lx4n) Bật: Bật tách chân chụm chân (2lx4n) * Hoạt động 3: VĐCB; Đi thay đổi theo đường dích dắc. - Cô giới thiệu và làm mẫu cho trẻ xem: 2 lần - Lần 1: Không phân tích.
- 13 TCVĐ “Chuyền bóng” Chơi tự do: Với đồ chơi cô đã chuẩn bị sẵn; Cát, nước, lá cây 1. Mục đích yêu cầu: - Biết tên và cách chơi, luật chơi - Tạo cho trẻ không khí thoải mái khi ra hoạt động ngoài trời, trẻ được hít thở không khí trong lành. - Nói lên được những gì trẻ quan sát được. - Trẻ chơi được trò chơi “Chuyền bóng” - Biết tên và cách chơi, luật chơi - Giáo dục trẻ khi ra sân không chạy nhảy, xô đẩy nhau. 2. Chuẩn bị: -Các đồ chơi cô làm sẵn như chong chóng, máy bay - Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ 3. Tiến hành: * Dặn dò trẻ trước khi ra sân: Không được xô đẩy nhau, không được ngắt lá bẻ cành, không dẫm lên vườn hoa trong sân trường. * Hoạt động 1: Dạo chơi trong vườn trường. - Cô dẫn trẻ dạo quanh sân trường 1 vòng cho trẻ quan sát. - Cho trẻ tự nói lên suy nghỉ của mình khi được đi dạo chơi quanh sân trường. - Cô hỏi trẻ xung quanh trường có những gì? - Cây xanh có ích lợi gì? - Các đồ chơi trong sân trường như thế nào? - Các con thấy bầu trời hôm nay như thế nào” - Cô khái quát lại: - Giáo dục trẻ: Trong sân trường có rất nhiều cây xanh, nhiều hoa và rất nhiều đồ chơi nữa. Để giữ cho sân trường luôn mát mẻ và đẹp thì các con không được ngắt lá, bẻ cành, không được hái hoa. Khi chơi các đồ chơi ngoài trời các con phải chơi nhẹ nhàng, không được viết vẽ bậy lên các đồ chơi. Khi đi ra ngoài trời các con phải đội mũ, mang dép. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Chuyền bóng”. - Cô nhắc lại tên trò chơi. - Mời 1 trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Cô khái quát lại:
- 15 * Hoạt động 3:Dạy trẻ cách nói lời xin lỗi. - Cô cho trẻ quan sát 1 số hình ảnh về các việc làm của các bạn. + Hình ảnh 1: Khi xếp hàng, bạn phía sau xô bạn đứng trước bị ngã. + Hình ảnh 2: Một bạn đang xé bức tranh của cô. - Cho trẻ nhận xét các hình ảnh đó. - Khi chúng mình làm sai điều gì với bạn bè chúng mình phải nói lời xin lỗi. - Cho trẻ cùng thực hành nói lời xin lỗi - Cô nói: Xin lỗi có nghĩa là chúng mình đã nhận ra điều làm chưa đúng đối với bạn bè và người lớn. Những điều mà đáng lẽ không nên làm mà các con vẫn làm các con phải biết xin lỗi. - Cô mời 2 nhóm bạn nam và nữ lên thực hành nói lời xin lỗi với nhau. - Cho trẻ nhận xét nhóm bạn. - Cô nhận xét. * Hoạt động 4: Kết thúc - Cả lớp đọc bài thơ “Xin lỗi, cảm ơn” và nhẹ nhàng ra sân chơi. * Tổ chức buổi chơi: 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. - Rèn kĩ năng giao tiếp, chơi được các vai chơi như đã thỏa thuận. - Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình. Biết dùng ngôn ngữ trong trò chơi. 2. Chuẩn bị: - Địa điểm phòng học sạch sẽ an toàn cho trẻ. - Đồ dùng đồ chơi đầy đủ ở các góc chơi. 3. Tiến hành hoạt động: *Bước 1: Bắt đầu chơi. - Cô dùng xắc xô tập trung trẻ báo hiệu bắt đầu chơi. - Đàm thoại về chủ đề và nội dung các góc chơi . - Giới thiệu các góc chơi: * Bước 2: Thực hiện quá trình chơi. - Cô cho trẻ về góc chơi theo thỏa thuận. - Trong khi trẻ chơi cô quan sát bao quát trẻ chơi và cô đến từng góc hướng dẫn cho trẻ chơi, nếu trẻ chưa làm được cô cùng làm với trẻ, các góc khác