Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh: Cơ thể của bé - Đặng Thị Dung

I. Nội dung chơi:
+ Góc xây dựng: Xây dựng khu nhà của bé.
+ Góc đóng vai: Bế em, nấu ăn, bán hàng.
+ Góc nghệ thuật: Tô màu tranh bạn trai bạn gái, nặn vòng tặng bạn.
+ Góc học tập: Làm abum trang phục của bé, xếp hình bạn trai bạn gái.
II. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên góc chơi, tên các đồ chơi ở các góc.
- Trẻ biết cách thể hiện vai chơi, biết công việc của vai chơi .
- Biết chơi cạnh nhau để tạo ra sản phẩm.
- Trẻ biết phân biệt bạn trai và bạn gái.
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết thể hiện hành động phù hợp với vai chơi của mình.
- Trẻ có một số kĩ năng đơn giản như : đóng vai, tô màu….
- Bước đầu hình thành kĩ năng chơi cho trẻ.
docx 4 trang Thiên Hoa 26/02/2024 320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh: Cơ thể của bé - Đặng Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_ban_than_chu_de_nhanh_co_the.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh: Cơ thể của bé - Đặng Thị Dung

  1. GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN Nhánh: Cơ thể của bé Đối tượng: 3-4 tuổi Số lượng: 20 – 23 trẻ Thời gian: 30 – 35 phút Ngày soạn: 12/10/2021 Ngày dạy: 13/10/2021 Giáo viện dạy: Đặng Thị Dung Đơn vị công tác: Trường mầm non Hồng Phương I. Nội dung chơi: + Góc xây dựng: Xây dựng khu nhà của bé. + Góc đóng vai: Bế em, nấu ăn, bán hàng. + Góc nghệ thuật: Tô màu tranh bạn trai bạn gái, nặn vòng tặng bạn. + Góc học tập: Làm abum trang phục của bé, xếp hình bạn trai bạn gái. II. Mục đích – yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên góc chơi, tên các đồ chơi ở các góc. - Trẻ biết cách thể hiện vai chơi, biết công việc của vai chơi . - Biết chơi cạnh nhau để tạo ra sản phẩm. - Trẻ biết phân biệt bạn trai và bạn gái. 2. Kĩ năng: - Trẻ biết thể hiện hành động phù hợp với vai chơi của mình. - Trẻ có một số kĩ năng đơn giản như : đóng vai, tô màu . - Bước đầu hình thành kĩ năng chơi cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoat động, - Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết, chia sẻ với bạn trong khi chơi - Biết giữ gìn đồ chơi và biết cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định sau khi chơi. III. Chuẩn bị: - Góc xây dựng: Gạch, các loại hoa, cây, cỏ, ngôi nhà. - Góc đóng vai: Đồ chơi nấu ăn, búp bê, bát, đĩa, thìa, đồ dùng để bán hàng. - Góc nghệ thuật: Tranh bạn trai, bạn gái, giấy A4, bút sáp, đất nặn, bảng khăn lau tay.
  2. + Góc học tập: Ở góc học tập có rất nhiều đồ chơi lô tô - Vâng ạ bạn trai bạn gái và những quấn album rất xinh sắn nữa lát nữa các con hãy về góc để chúng mình cùng chơi. => Khi tham gia chơi các con nhớ là phải chia sẻ đồ chơi với bạn không tranh giành đồ chơi khi chơi xong các con nhớ cất đồ chơi vào đúng nơi quy định nhé, cô chúc các con có một buổi chơi thật vui vẻ. - Bây giờ các con ai thích chơi ở góc nào thì chúng mình hãy về góc đấy để chơi nhé. 2. Quá trình chơi: - Cho trẻ về góc chơi, cô cân đối trẻ chơi giữa các góc cho phù hợp. - Khi trẻ chơi cô đến từng góc làm bạn chơi cùng trẻ, - Trẻ tham gia chơi. hướng dẫn trẻ chơi. + Góc đóng vai: - Cô nhập vai chơi cùng trẻ. Vd: Bác nấu ăn ngon thật, bác Hà bế em khéo thế. - Bác ơi bác đang làm gì thế? - Bác đang tắm cho em bé à, bác gội đầu cho em cẩn thận kẻo nước vào mắt em bé nhé. + Góc xây dựng: - Trẻ tham gia chơi. - Các bác đang xếp gì đấy? - Các bác định xây khu nhà à, theo tôi bác nên xếp gạch cho thẳng hàng để khu nhà được đẹp hơn bác nhé. - Bác đang làm gì vậy, theo bác chúng ta có nên trồng hoa ở đây không? + Góc nghệ thuật: - Các bác đang làm gì vậy? - Bác nặn vòng làm gì thế? - Bác đang tô màu tranh bạn trai bạn gái à, bác tô cận thận để không bị trờm màu ra ngoài nhé. + Góc học tập: - Bác ơi bác đang làm gì vậy? - Trẻ trả lời. - Để tôi giúp bác nhé