Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Kế hoạch hoạt động: Khám phá nam châm theo quy trình 5E

I. Các lĩnh vực hướng tới

1.Khoa học: Khám phá đặc điểm của nam châm, nam châm hút các vật làm bằng sắt, không hút các vật có chất liệu khác, ứng dụng của nam châm trong cuộc sống.

2. Công nghệ: Sử dụng kéo, ghim, nam châm, kẹp sắt…

3.Kỹ thuật: Kĩ năng cầm, di chuyển nam châm

4. Toán: Đếm số lượng…

5. Kĩ năng của thế kỉ XXI: Giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm, tư duy phản biện.

     II. Nguyên vật liệu

- Bảng ghi chép ( 3 bảng)

- Dụng cụ: Kéo, nam châm, ghim, kẹp sắt…

- Nguyên liệu: bát inox, thìa inox, mảnh gỗ, vải, sáp màu, dây kẽm xù, cúc áo, lò xo, sỏi, nắp chai nhựa, lá cây, móc khóa, ốc vít, đồng xu, sticker, đồ chơi câu cá, chai nước, cát…

ppt 11 trang Hồng Thịnh 30/05/2023 4161
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Kế hoạch hoạt động: Khám phá nam châm theo quy trình 5E", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mam_non_lop_la_ke_hoach_hoat_dong_kham_pha_nam_cha.ppt

Nội dung text: Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Kế hoạch hoạt động: Khám phá nam châm theo quy trình 5E

  1. Kế hoạch hoạt động: KHÁM PHÁ NAM CHÂM THEO QUY TRÌNH 5E
  2. II. Nguyên vật liệu - Bảng ghi chép ( 3 bảng) - Dụng cụ: Kéo, nam châm, ghim, kẹp sắt - Nguyên liệu: bát inox, thìa inox, mảnh gỗ, vải, sáp màu, dây kẽm xù, cúc áo, lò xo, sỏi, nắp chai nhựa, lá cây, móc khóa, ốc vít, đồng xu, sticker, đồ chơi câu cá, chai nước, cát
  3. E2: Khám phá - Cho trẻ quan sát, sờ, nắn, thanh nam châm thật. - Cô gợi ý cho trẻ nói lên hiểu biết của trẻ về thanh nam châm: + Nam châm có đặc điểm gì?(Màu sắc? Cứng hay mềm? Hình dạng, nhẵn hay sần) - Cho trẻ giới thiệu các nguyên vật liệu cô đã chuẩn bị mà trẻ đã biết, nguyên liệu nào trẻ chưa biết thì cô giới thiệu. - Cô hướng dẫn khám phá bằng lời (Đầu tiên sẽ lấy thanh nam châm, sau đó lần lượt từng bạn sẽ lấy 1 nguyên liệu trong rổ để thực hiện khám phá và nêu kết quả vào bảng ghi chép) - Cô làm mẫu: Với 2 đồ vật: 1 đồ vật hút được và 1 đồ vật không hút và cách ghi vào bảng ghi chép
  4. - Trẻ thảo luận và thỏa thuận trong nhóm để thống nhất cách ghi chép Nguyên liệu Hút được Không hút được 1. Cúc áo x 2. Sỏi x 3. Ghim x 4. Lò xo x 5. Nắp chai nhựa x 6. Lá cây x Tổng số lượng 2 4
  5. -Giáo viên kết luận và chính xác hóa lại kiến thức cho trẻ: Nam châm là một vật có từ tính, có khả năng hút được đồ vật làm bằng sắt, hoặc có thành phần là sắt. Còn các đồ vật có các cấu tạo từ các chất khác thì nam châm không hút được.
  6. Xin chân thành cảm ơn!